Áp xe răng là kết quả của việc viêm nhiễm các hốc răng nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến tính mạng con người. Vậy áp xe răng là gì, nguyên nhân, cách điều trị như thế nào cho triệt để ?

https://tramrangsau.vn/dieu-tri-ap-xe-rang/
https://tramrangsau.vn/chua-dau-rang-bang-toi/

1. Bệnh áp xe răng là gì?

Bệnh áp xe răng là gì? Biến chứng của việc nhiễm trùng răng miệng, vi khuẩn từ các mảng bám có trên răng gây ra mủ chân răng hay nướu răng. Áp xe răng cũng có thể xảy ra khi răng bị chấn thương, sứt mẻ, khiến men răng bị vỡ ra làm vi trùng len lỏi vào tủy răng, nhiễm trùng răng, gây áp xe răng. Khi mủ nhiều, nó sẽ tạo nên một áp lực lớn ép vào dây thần kinh và gây ra những cơn đau dữ dội.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh áp xe răng

Nguyên nhân sâu xa gây nên bệnh áp xe răng là do cách vệ sinh răng miệng không được sạch và đúng cách khiến những thức ăn còn đọng lại trên răng, tạo thành những mảng bám và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây hại cho răng.

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh áp xe răng là bắt nguồn từ bệnh sâu răng. Vì khi sâu răng không được điều trị sớm, các vi khuẩn tồn tại trong răng, nướu lâu sẽ sinh ra các độc tố khiến vùng quanh tủy bị sưng mủ, tổn thương xương hàm gây ra áp xe răng.

3. Áp xe răng có triệu chứng gì?

– Triệu chứng đầu tiên của bệnh áp xe răng là bệnh nhân sẽ cảm thấy đau răng khi nhai, cắn đồ ăn, thậm chí đau tự phát khi tự nhiên.

– Răng rất nhạy cảm với những đồ ăn nóng, lạnh, cùng những mùi hôi trong hơi thở.

Áp xe răng là gì? Nguyên nhân & cách điều trị áp xe răng triệt để nhất 2

Áp xe răng gây ra những cơn đau nhức dữ dội, gây khó khăn cho việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày

– Nếu áp xe răng nặng hơn có thể gây ra hiện tượng sốt, hay sưng hạch ở cổ khiến cơ thể mệt mỏi và đau nhức.

https://tramrangsau.vn/chua-sau-rang-bang-la-bang-non/

4. Áp xe răng có nguy hiểm không?

Nếu bệnh áp xe răng không được phát hiện và chưa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm:

– Nhiễm trùng là ra các mô mềm, xương hàm, làm vết viêm nhiễm ngày càng trở nên nguy hiểm và trầm trọng hơn. Lúc đó bạn sẽ tốn cả về thời gian và chi phí điều trị.

– Rất có thể sẽ phải nhổ bỏ răng thật, để ngăn chặn vi khuẩn, nhiễm trùng lây lan sang những răng khác.

– Nhiễm trùng lan ra các bộ phận khác của cơ thể: gây ra áp xe óc (não bộ), viêm nội mạc tim (endocarditis), viêm phổi (pneumonia) hoặc làm suy giảm sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

5. Cách điều trị áp xe răng triệt để nhất

Cách điều trị bệnh áp xe răng tốt nhất là nên đến trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, xác định mức độ viêm, từ đó sẽ có cách xử lý thích hợp.

Tùy vào từng vị trí áp xe răng mà có các phương pháp điều trị khác nhau, nhưng thông thường mục đích xuyen suốt quá trình điều trị là cần loại bỏ ổ nhiễm trùng, bảo tồn răng và tránh các biến chứng do áp xe răng gây ra.

– Nếu bạn bị nhẹ hoặc mới bị, có thể dùng thuốc chống nhiễm trùng (thuốc kháng sinh Erytromycin 250 mg, và thuốc giảm đau Paracetamol 500 mg), kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu các cơn đau.

– Có thể sử dụng phương pháp trị liệu ống rễ răng để bảo tồn răng bị áp xe. Theo phương pháp này thì phần dây thần kinh, mạch máu và phần bị hư hại được lấy ra hết, sau đó lỗ hổng sẽ được bít lại.

– Trong trường hợp bệnh áp xe răng bị nặng, tủy răng cũng bị viêm, không thể bảo tồn được thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để làm sạch mủ trong ổ răng, giảm đau răng nhanh chóng.

6. Cách phòng chống áp xe răng bạn nên biết

– Cách phòng ngừa bệnh áp xe răng tốt nhất là cần giữ gìn vệ sinh răng miệng, đánh răng và súc miệng hàng ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

– Nên dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch những thức ăn và các mảng bám có thể gây sâu răng.

– Cần đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sâu răng kịp thời, từ đó sẽ có cách điều trị sâu răng thích hợp tránh áp xe răng xảy ra.

– Thay đổi thói quen ăn uống: tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và canxi, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn nhiều đường trước khi đi ngủ.

Mọi băn khoăn, thắc mắc về bệnh áp xe răng là gì, cách điều trị bệnh áp xe răng theo phương pháp gì, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến nha khoa qua số hotline 19006899 các bác sĩ sẽ tư vấn tận tình và chu đáo!